Trước khi bắt tay thực hiện chiến lược marketing thì doanh nghiệp của bạn cần lập cho mình một bản kế hoạch marketing (marketing plan) nhằm định hướng và theo dõi mọi hoạt động. Viết được một bảng kế hoạch marketing hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng với mỗi marketer. Nhưng đừng lo bài viết dưới đây sẽ giúp bạn, cùng đọc bài viết những điều cần biết trong kế hoạch Marketing để biết thêm thông tin hữu ích dành cho bạn..
Các dạng kế hoạch marketing
Tùy thuộc vào mục đích marketing của công ty bạn mà có nhiều dạng kế hoạch marketing khác nhau. Bạn có thể lên kế hoạch cho doanh nghiệp của mình như: Kế hoạch marketing theo quý hoặc theo năm, Kế hoạch marketing trả phí, Kế hoạch tiếp thị truyền thông xã hội, Kế hoạch tiếp thị ra mắt sản phẩm mới, Kế hoạch tiếp thị nội dung (content marketing).
Kế hoạch marketing theo quý hoặc theo năm: kế hoạch này hoạch định chiến lược hoặc chiến dịch mà doanh nghiệp cần thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Kế hoạch marketing trả phí: Kế hoạch này hoạch định các hoạt động tiếp thị trả phí bao gồm: quảng cáo mạng xã hội, PPC.
Kế hoạch tiếp thị truyền thông xã hội: Kế hoạch này dùng hoạch định các kênh, chiến dịch marketing cụ thể mà bạn dự định thực hiện trên mạng xã hội.
Kế hoạch tiếp thị ra mắt sản phẩm mới: Kế hoạch này được thiết kế để đưa ra lộ trình chiến lược và chiến thuật để quảng cáo một sản phẩm mới.
Kế hoạch tiếp thị nội dung (content marketing): kế hoạch này dùng hoạch định chiến thuật và chiến lược nội dung mà doanh nghiệp dùng để quảng bá sản phẩm của mình.
5 bước để thiết kế bản kế hoạch Marketing
Tùy thuộc vào ngành và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà có nhiều cách để thiết kế nên bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Tuy nhiên, mỗi bản kế hoạch đều cần 5 bước cơ bản như sau:
- Phân tích tình hình doanh nghiệp
- Xác định khách hàng/ thị trường mục tiêu
- Xác định mục tiêu marketing
- Phân tích chiến lược marketing
- Xác định ngân sách.
Dưới dây là 5 bước để thực hiện lập bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Cùng phân tích cụ thể từng bước dưới đây nhé.
1.Phân tích tình hình doanh nghiệp
Bạn có thể bắt đầu phân tích tình huống bằng việc tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Đâu là cơ hội và đâu là các thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Một trong những mô hình phân tích hữu ích để xác định những yếu tố này là mô hình phân tích SWOT.
Cùng với đó là việc phân tích đối thủ. Những điểm mạnh, điểm yếu khi đối thủ tiếp cận khách hàng.
2. Xác định khách hàng/thị trường mục tiêu
Khi xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần phân tích được các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, vị trí địa lý, cùng với sở thích và thói quen tiêu dùng.
Hiểu rõ được chân dung khách hàng của mình sẽ giúp doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược rõ ràng.
3. Xác định mục tiêu marketing
Mục tiêu sẽ giúp bạn hình dung đâu là đường đi đúng hướng. Sau khi doanh nghiệp xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp cùng chân dung khách hàng mục tiêu, thì việc tiếp theo là xác định mục tiêu.
Mục tiêu chiến dịch cần cụ thể, có thể đo lường đường, có thể đạt được và phải có deadline. Bạn phải đảm bảo tất cả mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, thực tế và phải có thời gian thực hiện.
Ví dụ: Mục tiêu marketing của doanh nghiệp trong quý I đầu năm là tăng doanh số bán hàng lên 15%. Từ mục tiêu cụ thể trên, doanh nghiệp có thể hoàn toàn hoạch định nên những chiến thuật marketing nhằm đặt được mục tiêu.
4. Phân tích chiến lược marketing
Sau khi xác có cho mình mục tiêu cụ thể, việc tiếp theo là chọn ra cho mình chiến lược phù hợp, các kênh cùng kế hoạch hành động cụ thể.
Ví dụ: Mục tiêu marketing của doanh nghiệp trong quý I là tăng doanh số bán hàng lên 15%. Chiến lược mà bạn có thể đề xuất gồm: có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, kết hợp các kênh mạng xã hội để tạo sự lan truyền,…
5. Xác định ngân sách
Khi lên kế hoạch cho bất kỳ hoạt động marketing nào, bạn cần có cho mình khoản ngân sách để thực hiện nó. Việc xác định trước ngân sách sẽ giúp doanh nghiệp không đi quá giới hạn của mình trong việc lên kế hoạch.
Ví dụ: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, nếu ngân sách của bạn giới hạn, thì doanh nghiệp nên chọn ra đâu là chiến lược cốt lõi để đầu tư, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.
Những điều cần biết trong kế hoạch Marketing
Để lên một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh hoặc để điều chỉnh kế hoạch hiện tại, bạn có thể xem xét các yếu tố cần thiết sau:
1. Mục tiêu marketing
Trước khi hình thành bản kế hoạch marketing, bạn cần biết được mục tiêu marketing của doanh nghiệp trong một giai đoạn, khoảng thời gian cụ thể là gì. Một số mục tiêu marketing mẫu mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:
– Thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh sang sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn;
– Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng;
– Tăng doanh số bán hàng;
– Ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của cơ sở khách hàng hiện tại của bạn hoặc giúp bạn gia nhập thị trường mới.
Sau khi định hướng được mục tiêu marketing, doanh nghiệp có thể cụ thể hóa mục tiêu dựa vào mô hình SMART. Với các tiêu chí gồm:
Specific: Chi tiết
Measurable: Tính đo lường
Actionable: Tính khả thi
Relevant: Tính liên quan
Timing: Thời hạn đạt được mục tiêu.
2. Phân tích Khách hàng mục tiêu / thị trường nhắm tới
Chiến dịch tiếp thi của bạn sẽ không hiệu quả nếu bạn nhắm đến đúng khách hàng mục tiêu. Việc hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là rất quan trọng trong quá trình hoạch định và thực thi kế hoạch tiếp thị của bạn.
Hồ sơ đối tượng mục tiêu của bạn nên bao gồm thông tin nhân khẩu học như tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, hành vi, thói quen, sở thích, …
Bước này sẽ giúp bạn hiểu quy trình ra quyết định của khách hàng, nơi khách hàng tìm kiếm thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng.
3. USP (Unique Selling Point)
Xác định được Điểm bán hàng Độc nhất (Unique Selling Point) là một bước quan trọng trong việc tạo ra một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Một USP sẽ giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu đối tượng rất cụ thể.
Để nêu rõ USP của mình, mỗi doanh nghiệp cần:
– Xác định rõ thị trường mục tiêu
– Giải thích điều mà doanh nghiệp mang đến cho thị trường của mình
– Nêu rõ những lợi ích khác biệt mà doanh nghiệp bạn cung cấp
– Xác định điểm mạnh mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cung cấp
– Làm nổi bật cách tính cách thương hiệu của bạn thu hút đối tượng lý tưởng của bạn.
Sau khi đã liệt kê các yếu tố trên, bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau thành một đoạn ngắn gọn, đưa vào kế hoạch tiếp thị của mình để giúp đội ngũ marketing tập trung phát triển nó tốt hơn.
4. Phân tích SWOT
SWOT là viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối điểm yếu. Phân tích này cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách bạn có thể phân biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và khẳng định vị trí duy nhất của bạn trên thị trường.
5. Xác định chiến thuật Marketing (tactics)
Sau khi bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu, phân tích SWOT và những lợi thế của doanh nghiệp thì việc tiếp theo là chọn ra chiến thuật marketing phù hợp để làm nổi bật những thế mạnh của công ty. Trước khi bạn có thể bắt đầu thực hiện bất kỳ ý tưởng nào của mình mà bạn đã đưa ra trong các bước trên, bạn phải biết ngân sách.
Dựa vào mục tiêu chung và những đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng, người mua, doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn để chọn ra đâu là chiến thuật marketing phù hợp nhất. Tham khảo các các chiến thuật marketing dưới đây:
Internet
- Phát triển website, microsite, landing page
- SEO, SEM
- Chiến dịch Email
- Quảng cáo
- Phương tiện truyền thông xã hội (nội dung trên blog, diễn đàn, hội nhóm)
- Webinars(Tổ chức hội thảo)
- Media (research, planning, placement, traffic)
- In ấn (trade publications)
- Trực tuyến (banner, Google AdWords)
- Broadcast (TV, radio)
- Thông cáo báo chí
Chương trình khuyến mãi: giảm giá, quà tặng, khách hàng thân thiết,…
Tài liệu marketing
- Brochures, tờ rơi
- Catalogs, hướng dẫn, chỉ dẫn,…
Tham gia các sự kiện thương mại
Tiếp thị trực tiếp
- Gửi thư trực tiếp
- Tiếp thị qua điện thoại
Sản xuất hình ảnh hoặc video để hỗ trợ các chiến thuật trên
6. KPI
Sau khi hoàn thiện bảng kế hoạch marketing thì việc đưa ra được KPI cho giai đoạn marketing cụ thể là điều hết sức quan trọng. KPI là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, chỉ tiêu cụ thể. KPI sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh được hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.
Một số tiêu chỉ KPI có thể được đặt ra như: doanh số bán hàng, số khách hàng tiếp cận được, tỉ lệ chuyển đổi, số lượng tương tác (like, comment, share) trên mạng xã hội,…
7. Ngân sách
Tiếp thị là một khoản đầu tư cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Và hơn hết, doanh nghiệp cần biết cân đối ngân sách marketing với ngân sách của khác hoạt động sản xuất khác.
Sau khi xác định ngân sách marketing của mình, doanh nghiệp cần phải xem xét các chiến thuật tiếp thị của mình để đảm bảo rằng kế hoạch marketing được vận hành hiệu quả với chi phí tốt nhất. Doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hóa ngân sách tiếp thị của mình bằng cách như:
Tập trung nguồn lực vào những gì mà doanh nghiệp đang làm tốt nhất.
- Sản xuất hình ảnh hoặc video để hỗ trợ các chiến thuật trên
- Sử dụng các công cụ marketing cho phép kiểm soát chi tiêu của bạn.
- Sử dụng Re-marketing trên nhiều kênh để tăng hiệu quả chuyển đổi.
- Đừng đầu tư quá mức vào một hoạt động marketing cho đến khi bạn đã chứng minh được mức độ hiệu quả của nó (tỷ lệ ROI).
Trên đây là những điều cần biết trong kế hoạch Marketing chi tiết và hứa hẹn đem lại rất nhiều lợi ích cả về ngắn hạn lẫn dài hạn cho doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn nhanh chóng và chu đáo nhất nhé!