Lập trình web gồm những mảng nào?

Lập trình web là công việc có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu từ bộ phận thiết kế web để chuyển thành một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với CSDL và tương tác với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính. Sau khi xây dựng trang web xong thì có thể lập trình viên sẽ được phân công quản trị website, khi đó bạn cần trang bị thêm một vài , nhằm giúp cho việc quản trị trở nên dễ dàng hơn. Các công cụ đó sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra những lần uptime, downtime, tỷ lệ thoát trang web, nguồn traffic đổ vào website, hoặc tình trạng quá tải băng thông,… Nhưng đó sẽ là những công việc sau này, bạn có thể vừa học cách lập trình web cơ bản, đồng thời bổ sung kiến thức quản trị web vào thời gian rãnh rỗi.

Xem thêm: Thiết kế website theo mẫu có sẵn

Lập trình web gồm những mảng nào
Lập trình web gồm những mảng nào

Lập trình web được chia thành: Lập trình Frontend, Lập trình Backend, Lập trình Fullstack. Sau đây cùng tìm hiểu những mảng qua bài viết dưới đây.

Vậy Frontend là gì?

Phần front-end của một trang web là phần tương tác với người dùng. Tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy khi điều hướng trên Internet, từ các font chữ, màu sắc cho tới các menu xổ xuống và các thanh trượt, là một sự kết hợp của HTML, CSS, và JavaScript được điều khiển bởi trình duyệt máy tính của bạn.

Ngôn ngữ lập trình JavaScript
Ngôn ngữ lập trình JavaScript

Các kỹ năng và công cụ

Các lập trình viên front-end chịu trách nhiệm cho giao diện của một trang web và kiến trúc những trải nghiệm của người dùng. Để thực hiện được những mục tiêu đó, các lập trình viên front-end phải tinh thông 3 ngôn ngữ chính: HTML, CSS, và ngôn ngữ lập trình JavaScript.

Ngoài việc thông thạo các ngôn ngữ đó, các lập trình viên front-end cần phải làm quen với các framework như Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS, và EmberJS, để đảm bảo nội dung luôn hiển thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau, và các thư viện như jQuery và LESS, đóng gói code vào trong một hình thức giúp tiết kiệm thời gian và hữu dụng hơn.

Rất nhiều công việc dành cho lập trình viên front-end cũng yêu cầu kinh nghiệm với Ajax, một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bằng cách dùng JavaScript để cho phép các trang load một cách tự động bằng cách tải dữ liệu máy chủ ở phần background.

Sử dụng những công cụ này, các lập trình viên front-end làm việc chặt chẽ với các designer hoặc nhà phân tích trải nghiệm người dùng để biến những mockup, hoặc wireframe, từ phát triển tới sản phẩm thực tế.

Các lập trình viên front-end giỏi cũng có thể xác định chính xác các vấn đề cụ thể trong trải nghiệm của người dùng, cung cấp các khuyến nghị và giải pháp hệ thống hóa để ảnh hưởng đến thiết kế đó. Một điều quan trọng là họ có khả năng hợp tác với những nhóm khác trong công ty để hiểu rõ mục đích cụ thể, nhu cầu và cơ hội, và sau đó thực hiện theo những chỉ dẫn đó.

Công việc này bao gồm rất nhiều trách nhiệm, nhưng nó là việc rất đáng để làm. “Tôi là một người làm kỹ thuật, nhưng vẫn là một người có thị giác, và có thể thao tác với những gì chúng ta thấy và tương tác với các nền tảng kỹ thuật số thông qua việc đánh dấu và viết mã một cách tự nhiên,” Mikey Ilagan là một lập trình viên front-end với 8 năm kinh nghiệm cho biết. “Vì điều đó, tôi rất thích có khả năng tạo ra một ảnh hưởng lên giao diện người dùng, các khía cạnh của một ứng dụng hoặc trang web mà người dùng tương tác và nhìn thấy.”

Nói chung, một lập trình viên front-end chịu trách nhiệm cho thiết kế nội thất của một ngôi nhà đã được xây dựng bởi một lập trình viên back-end. Các hương vị và phong cách trang trí được quyết định bởi chủ nhà. Theo Greg Matranga, Giám đốc tiếp thị sản phẩm tại Apptix, nói về cả hai nhóm lập trình viên front-end và back-end mà ông giám sát, “Các lập trình viên làm việc trên front-end đôi khi hào hứng nhiều hơn về những gì họ làm bởi vì họ thực sự có thể tận dụng khả năng sáng tạo của mình.”

Ví dụ

Tất cả mọi thứ bạn đang nhìn thấy trên trang web này ngay bây giờ đều có thể được thực hiện bởi một lập trình viên front-end. Một designer tạo ra logo và đồ họa, một photographer cung cấp hình ảnh, một copywriter viết nội dung. Nhưng một lập trình viên front-end kết hợp tất cả những mảnh ghép đó lại và chuyển nó thành ngôn ngữ web, và tạo ra trải nghiệm mà bạn có khi duyệt qua mỗi trang. Để lấy một ví dụ cụ thể, khi bạn cuộn con chuột lên xuống ở trang chủ của website Udacity. Bạn có để ý thấy rằng chữ “U” biến mất rồi xuất hiện trở lại không? Đó là tác phẩm của một lập trình viên front-end.

Những kỹ năng cần thiết của lập trình viên front end

Như đã đề cập ở trên, tùy vào hướng front-end nào phù hợp với bạn sẽ cần những kỹ năng tương tự.

Lập trình front end HTML/CSS

HyperText Markup Language (HTML) là ngôn ngữ đánh dấu tiêu chuẩn được sử dụng để tạo ra các trang web. Đây là thành phần quan trọng nhất của một giao diện website. CSS (Cascading Style Sheets) là ngôn ngữ được sử dụng để trình bày tài liệu bạn tạo bằng HTML.

HTML được sử dụng để tạo nền tảng cho trang của bạn. Trong khi đó, CSS được sử dụng để tạo bố cục của trang, màu sắc, phông chữ và theme. Đây là 2 ngôn ngữ cơ bản để trở thành lập trình viên front-end.

JavaScript

Một công cụ quan trọng khác cho nhà phát triển giao diện người dùng là JavaScript (JS). Nếu bạn đang cố gắng thực hiện các tính năng tương tác trong trang web của mình như âm thanh và video, trò chơi, khả năng cuộn, hoạt hình trang, thì JS là công cụ bạn cần.

JavaScript bao gồm các thư viện như jQuery. Nó là một tập hợp các plugin và tiện ích mở rộng giúp sử dụng JS nhanh hơn và dễ dàng hơn trên trang web của bạn. jQuery nhận các tác vụ phổ biến yêu cầu nhiều dòng mã JS và nén chúng thành một định dạng có thể được thực thi bằng một dòng duy nhất.

Chạy thử – Gỡ lỗi

Kiểm thử là một phần quan trọng của bất kỳ dự án nào để giúp cho website của bạn không bị lỗi ảnh hưởng đến người dùng. Do đó, một nhà phát triển giao diện người dùng phải có kỹ năng và khả năng kiểm tra và gỡ lỗi mã. Có các phương pháp thử nghiệm khác nhau để phát triển web. Kiểm tra chức năng xem xét một phần chức năng cụ thể trên trang web của bạn và đảm bảo nó thực hiện mọi thứ theo mã.

Unit testing là một phương pháp khác để kiểm tra từng bit mã nhỏ nhất và kiểm tra riêng lẻ để hoạt động chính xác. Kiểm tra là một phần lớn của quá trình phát triển giao diện người dùng. Các chương trình như Mocha và Jasmine được thiết kế để tăng tốc và đơn giản hóa quá trình thử nghiệm của bạn.

Frameworks CSS/JavaScript

Các framework CSS và Javascript là tập hợp các tệp CSS hoặc JS thực hiện các tác vụ khác nhau bằng cách cung cấp chức năng chung. Thay vì bắt đầu với một tài liệu văn bản trống, bạn bắt đầu với một tệp mã có rất nhiều JavaScript hiện có trong đó.

Mỗi framework có điểm mạnh và điểm yếu riêng của chúng, điều quan trọng là chọn framework tốt nhất cho mỗi loại trang web bạn xây dựng. Ví dụ, một số khung công tác JS rất tốt để xây dựng các giao diện người dùng phức tạp, trong khi các khung khác vượt trội trong việc hiển thị tất cả nội dung trên trang web của bạn.

Thiết kế đáp ứng / Responsive Design

Người dùng chúng ta hẳn sẽ sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử khác nhau như máy tính, điện thoại và máy tính bảng để xem các trang web. Một trang web có responsive có thể tự điều chỉnh theo thiết bị người dùng sử dụng. Một vai trò chính của nhà phát triển giao diện người dùng là hiểu các nguyên tắc thiết kế đáp ứng và cách triển khai chúng ở khía cạnh mã hóa.

Nó là một phần nội tại của các khung CSS như Bootstrap. Các kỹ năng này đều được kết nối với nhau và vì vậy khi bạn học một kỹ năng, bạn sẽ thường xuyên đạt được tiến bộ trong những kỹ năng khác cùng một lúc.

Backend là gì?

Lập trình Backend là việc xử lý mọi nghiệp vụ phức tạp, ẩn phía sau một trang web, ứng dụng, hệ thống… giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru. Backend thường bao gồm ba phần: máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Bất cứ sản phẩm nào đều có hai nơi mã code hoạt động để mọi thứ diễn ra trơn tru: phía máy khách và phía máy chủ.

Coding phía máy khách là công việc của frontend developer. Họ tạo ra cấu trúc của trang web bằng HTML, CSS và JavaScript, giúp những chuyển đổi trở nên trơn tru, có thể nhấn được các nút và văn bản có thể chỉnh sửa được.

Nhưng nếu không có backend developer thì trang web đó sẽ không hoạt động được, nó chỉ như bức tranh. Bởi backend sẽ là người làm cho mọi thứ hoạt động với máy chủ, CSDL… công việc này rất khó và phức tạp hơn Frontend, chính vì thế mức lương cũng cao hơn.

Backend cần kỹ năng gì?

Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên Backend thì bạn cần biết ngôn ngữ phía server và thao tác cơ sở dữ liệu.

Ngôn ngữ lập trình PHP
Ngôn ngữ lập trình PHP

– Ngôn ngữ để lập trình backend: PHP, C#, Java, Python, Ruby…
– Framework đi cùng: Laravel, ASP.Net MVC, Spring, Django, Rails…
– Kiến thức về Database SQL: MS SQL Server, MySQL… hoặc một số Database NoSQL mới đây như: Neo4j, MongoDB…
– Am hiểu về kiến thức một số CMS như: WordPress, Joomla…

Nói chung, kiến thức về backend khá nhiều và phức tạp. Tùy vào định hướng bản thân mà các lập trình viên backend sẽ lựa chọn các ngôn ngữ để phát triển, và thường mỗi người tập trung vào 2-3 ngôn ngữ.

Ví dụ

Khi bạn đi từ bài viết này đến bài viết khách của trang web websitegiatot.net, các máy chủ lưu cơ sở dữ liệu của Website Giá Tốt sẽ gửi thông tin tới máy tính hoặc thiết bị di động của bạn, rồi chúng được chuyển thành trang web mà bạn đang nhìn thấy ngay bây giờ. Quá trình đó là kết quả công việc của một lập trình viên backend.

Lập trình viên Full Stack là gì?

Thường thì không có một sự phân biệt rõ ràng giữa phát triển front-end và back-end. “Các lập trình viên front-end thường cần phải tìm hiểu thêm những kỹ năng back-end, và ngược lại, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế hiện nay,” Matranga nói. “Các lập trình viên cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau và có kiến thức tổng hợp.”

Khái niệm lập trình viên full stack là vai trò đã được phổ biến cách đây 4 năm bởi bộ phận kỹ thuật của Facebook. Ý tưởng là một lập trình viên full stack có thể làm việc liên chức năng trên “stack” công nghệ, tức là cả front end lẫn back end.

“Làm việc chuyên nghiệp trên cả server side và client side mở ra nhiều cơ hội,” Federico Ulfo, một lập trình viên full stack tại công ty Grovo nói. Nhưng, dĩ nhiên, phát triển full stack không phải là không có những thách thức của nó. “Để làm ra một món ăn ngon, bạn có thể giỏi nấu hoặc giỏi nướng, nhưng để làm chủ cả hai kỹ năng này thì cần có thời gian và kinh nghiệm. Và tôi không nói về việc cứ làm theo một công thức nào đó, vì bất kỳ ai cũng có thể làm như vậy. Tôi đang nói về việc có các thành phần nguyên liệu để chuẩn bị cho một cái gì đó thực sự tốt.”

Các kỹ năng và công cụ

Các lập trình viên full stack làm việc giống như các lập trình viên back-end ở phía máy chủ của lập trình web, nhưng họ có thể cũng thành thạo các ngôn ngữ front-end để điều khiển nội dung trông như thế nào ở phía giao diện của trang web. Họ là những người đa năng.

Bất kể là sử dụng công cụ xác định nào, tùy thuộc vào dự án và khách hàng, các lập trình viên full stack nên có kiến thức ở mọi cấp độ về cách web hoạt động: cài đặt và cấu hình các máy chủ Linux, viết các API server-side, nhảy vào phần JavaScript client-side của một ứng dụng, và cũng cần có “con mắt thẩm mỹ” với CSS.

Sử dụng những công cụ này, các lập trình viên full stack cần có khả năng ngay lập tức xác định trách nhiệm của client-side hay server-side, và trình bày rõ ràng về mặt ưu nhược điểm của các giải pháp khác nhau.

Ví dụ

Một lập trình viên full stack sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ luồng trải nghiệm của bạn với bài viết blog này, từ thời gian tải và bố cục cho tới tính tương tác và cấu trúc của nó.

Xem thêm: Thiết kế web nội thất – xây dựng – kiến trúc

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho những bạn đang muốn bước chân vào nghề lập trình web và lựa chọn cho mình được một mảng nào đó để phát triển.

Nguồn: Tổng hợp

Rate this post
Chat Facebook