Gen Z là gì?

Gen Z hay thế hệ Z là một thuật khá phổ biến trong đời sống, nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của từ này. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết gen Z là gì, thế hệ Z là gì nhé!

Gen z là gì

Gen Z là gì?

Gen Z (thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012. Ngoài Gen Z thì thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 này còn được gọi bằng nhiều các tên khác như Gen Tech, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Founders, Homeland Generation, Post millennials, hay hậu Millennials…

Tuy nhiên, một ý kiến cho rằng Gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015.

Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.

Thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).

Tại sao gọi là Gen Z?

Những người sinh năm từ 1995 đến năm 2012, lứa được sinh ra ngay sau thế hệ Y (Gen Y) nên được gọi là thế hệ Z hay Gen Z. Từ Gen Z xuất hiện đầu tiên trong một bài báo vào tháng 9 năm 2000.

Hầu hết các thành viên thuộc thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, nên họ cảm thấy rất thoải mái, rất dễ đón nhật với công nghệ, di động, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram,… thế hệ Z đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao, khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao.

Thế hệ Z (Gen Z) được được sinh ra trong thời đại Internet phát triển, được tiếp cận với công nghệ ngay từ bé. Gen Z được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá, có tư duy về tiền tệ, kinh tế, được hy vọng là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai.

Lối suy nghĩ cởi mở này cũng được Gen Z áp dụng khi đi làm. Thay vì chọn gắn bó với một doanh nghiệp, Thế hệ Z lại thích khởi nghiệp, thích làm việc tự do, hoặc hướng về xã hội bằng cách gia nhập các tổ chức phi chính phủ.

Tuy nhiên, tư duy tự do và tự chủ này đôi khi cũng tạo ra những sự thoải mái quá đà. Không ít những doanh nghiệp than trời khi có những nhân viên thuộc Thế hệ Z của mình nghỉ việc đột ngột và không báo trước theo quy định. Dù không phải là tất cả, nhưng những trường hợp như thế này đã khiến cho hình ảnh của Gen Z tệ đi không ít.

Tham vọng hay Tham lam

Gen Z lớn lên trong thời kỳ áp lực kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà những áp lực và tiêu chuẩn cuộc sống của họ trở nên khác biệt hơn so với các thế hệ trước.

Nhiều bạn trẻ thuộc Thế hệ Z nhận thức sâu sắc rằng cần tiết kiệm cho tương lai. Họ không ngừng tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn cho bản thân mình để đảm bảo sự an toàn và tự chủ về mặt tài chính.

Vì lẽ đó, sẽ không lạ khi nhiều nhà tuyển dụng cảm thấy Gen Z đôi khi đòi hỏi một mức lương và đãi ngộ cao hơn so với khả năng và kinh nghiệm của họ. Đó cũng có thể nguyên nhân cho sự tùy hứng “thích thì nghỉ” của nhiều bạn trẻ Gen Z khi nhận được lời đề nghị với mức lương hấp dẫn hơn từ những nơi khác.

Tự tin hay Tự cao

Thế hệ Z bước chân vào thị trường lao động với động lực và khát khao lớn được thể hiện mình. Chính bởi tham vọng này, cùng sự khác biệt trong tư duy, thái độ và phong cách làm việc của Gen Z với những thế hệ trước đó, khiến cho sự hòa nhập tại chốn công sở tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho cả hai bên.

Điều này dẫn đến không ít những cái nhìn tiêu cực về Gen Z và khiến cho các anh chị thuộc thế hệ trước cảm thấy khó khăn khi hợp tác với những bạn trẻ này trong công việc. Chẳng hạn như: không bao giờ nhận sai, sẵn sàng “tay đôi” với sếp, thậm chí là không quan tâm tới kinh nghiệm mà tự tin thái quá về năng lực của bản thân.

Những phân tích về thái độ, tâm lý cho thấy hình ảnh rất đối lập khi Thế hệ Z thích học hỏi nhưng lại ngại bị phê bình và góp ý; làm việc trách nhiệm nhưng không giỏi chịu áp lực; thích nghi nhanh nhưng lại ít thoải mái nếu có quá nhiều thay đổi.

Có lẽ chúng ta cần tiếp tục chờ đợi sự chuyển mình mạnh mẽ và rõ rệt hơn nữa từ thế hệ này, từ kinh nghiệm chuyên môn, cho đến sự hòa nhập về văn hóa và phong cách làm việc.

“Gen Z có nhiều điểm mạnh, nhưng mạnh quá sẽ thành điểm yếu. Gen Z cá tính nhưng cá tính quá, cá tính đến mức buông tuồng, thiếu tôn trọng người khác, bất chấp tất cả thì không ổn. Cá tính nhưng phải tôn trọng những giá trị phổ quát của xã hội, cá tính phải có giới hạn”.

Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương, theo báo Tuổi Trẻ.

Một số thế hệ khác

Ngoài thế hệ thế hệ Z, còn có những thế hệ khác với các tên gọi như:

– Thế hệ Alpha (α): Nhóm người sinh ra từ năm 2013 đến 2025.

– Thế hệ Y hay thế hệ Millennials: Nhóm người sinh ra từ năm 1980 đến năm 1994.

– Thế hệ Xennials (Thế hệ vi mô, Oregon Trail hay Catalano): Nhóm người sinh ra từ năm 1975 đến 1985.

– Thế hệ X (Generation X, Baby Bust, Latchkey, thế hệ MTV hay Gen X): Nhóm người sinh ra từ năm 1965 đến 1979.

– Thế hệ Baby Boomer (Thế hệ bùng nổ dân số): Đây là nhóm người sinh ra từ năm 1946 đến 1964

– Thế hệ Silent (Thế hệ im lặng): Nhóm người sinh ra từ năm 1925 đến 1945

– Thế hệ The Greatest (Thế hệ vĩ đại nhất): Nhóm người sinh ra từ năm 1910 đến 1924

– Thế hệ The Interbellum (Thế hệ giữa chiến tranh): Nhóm người sinh ra từ năm 1901 đến 1913

– Thế hệ The Lost (Thế hệ đã mất, thế hệ lạc lõng): Nhóm người sinh ra từ năm 1890 đến 1915.

Nguồn: Tổng hợp

Rate this post
Chat Facebook