SEO là một phần cơ bản và quan trọng trong chiến dịch Digital Marketing, quyết định thứ hạng website đứng thứ bao nhiêu trên thanh công cụ tìm kiếm. Điều này tương tự như việc bạn trưng bày sản phẩm và phải làm sao cho sản phẩm đó ở vị trí nổi bật nhất và dễ dàng thấy nhất.
Nếu bạn đang là một người mới tìm hiểu về SEO hoặc làm SEO 1 2 năm nhưng vẫn chưa biết kiểm soát được đâu là điểm chạm để thành công của dự án thì bài viết này dành cho bạn.
Làm SEO cần những kỹ năng gì?
1. Research: Đây được coi là xương sống của một dự án SEO. SEOer cần phải hiểu rõ khách hàng, thị trường, sản phẩm, nghiên cứu và phân tích từ khóa, có sự so sánh với các đối thủ và cập nhật cả những thay đổi của các công cụ tìm kiếm.
2. SEO Technical: đảm bảo website đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các công cụ tìm kiếm với mục tiêu cải thiện thứ hạng tự nhiên.
3. SEO Onpge: thực hiện tối ưu hóa các yếu tố hiển thị trực tiếp trên trang web, giúp trang web xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm.
4. SEO Offpage: sử dụng thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, giúp kéo traffic và đưa website lên top Google.
5. Content SEO: xây dựng nội dung để tối ưu cho một từ khóa để thu hút lượng truy cập.
Không đơn thuần như các kênh khác trong Digital Marketing, người làm SEO phải hiểu rõ và kết hợp tỉ mỉ, nhuần nhuyễn các kỹ năng trên để đảm bảo cho một dự án SEO thành công.
SEO bao lâu thì website lên TOP Google?
SEO là một phương pháp quảng bá website dài hạn, không phù hợp với những người làm kinh doanh đang cần quảng cáo nhanh.
Tất cả mọi sự cam kết trong SEO đều là tương đối dựa vào kinh nghiệm của người làm, bạn sẽ không bao giờ biết chính thời gian nào Google sẽ cho bạn lên TOP, bạn chỉ có thể làm theo những gì Google mong muốn, việc còn lại sẽ là phần của Google giải quyết.
Làm sao để website lọt vào mắt xanh Google?
Như đã nói ở trên, SEO là hành trình dài hạn đòi hỏi tính kiên trì và bền bỉ. Muốn lọt vào mắt xanh của Google bạn cần phải chứng minh rằng bạn là một doanh nghiệp/website tốt, đem lại giá trị, trải nghiệm hữu ích cho người dùng.
Nghề SEO cũng giống như bao ngành nghề khác, yêu cầu phải có tính kiên trì và cố gắng nỗ lực theo đuổi đam mê.
Dù ở bất cứ level nào thì khi bắt tay thực thi một dự án nào đó, hãy cố gắng làm tốt tất cả các khâu, cố gắng đặt nhiều câu hỏi Tại sao? Như thế nào? vào những công đoạn làm của mình, và đi tìm lời giải đáp cho chúng. Khi bạn hiểu rõ bản chất của từng kỹ thuật trong SEO lúc đó bạn sẽ vô cùng tự tin khi làm SEO, nó sẽ là một nguồn sức mạnh tri thức vững chắc để bạn phát triển sự nghiệp sau này.
Nguồn: Tổng hợp kiến thức – kinh nghiệm SEO