PR (Public Relation) là hình thức tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng hoặc doanh nghiệp với đối tác, cộng đồng thông qua việc tìm kiếm, cộng hưởng giữa các nhân tố và thành phần khác nhau. Với hình thức PR, các bên đều hưởng lợi khi có sự hợp tác với nhau. Có thể kể đến một số hình thức của PR như: hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, các chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu thông qua sử dụng kênh digital marketing là:Đăng quảng cáo trên các trang báo nổi tiếng, quảng cáo trên Google – Facebook – Youtube và cách kênh mạng xã hội khác, cũng như chiến lược kinh doanh truyền thống như: Phát tờ rơi, truyền miệng để định vị thương hiệu của mình trên thị trường để từ đó bán được nhiều hàng hơn.
Các bước xây dựng chiến lược PR thương hiệu
1. Xác định mục tiêu của chiến dịch PR
Những mục tiêu này có thể là ít hoặc nhiều tùy theo mong muốn của bạn. Cần đảm bảo rằng mục tiêu để ra phải phù hợp với kế hoạch kinh doanh tổng thể của công ty.
Xác định nhóm đối tượng nào bạn cần tiếp cận, đối tượng mục tiêu nào cần sự hỗ trợ bởi các dịch vụ của công ty bạn.
Suy nghĩ về kết quả cuối cùng mà bạn muốn đạt được khi tiếp cận với đối tượng. Với mỗi mục tiêu bạn nên liệt kê một đối tượng phù hợp, kết quả sẽ đạt, mức độ hoàn thành và khung thời gian. Xem xét các đánh giá của khách hàng về cách tổ chức, sản phẩm của công ty.
Ví dụ: các mục tiêu này bao gồm cải thiện hình ảnh thương hiệu của công ty hoặc tăng số người tham gia sự kiện do công ty tổ chức.
2. Phân tích mô hình SWOT cho công ty/doanh nghiệp của bạn
Về cơ bản, phân tích SWOT có nghĩa là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.
S – Strengths: Điểm mạnh của doanh nghiệp là gì? Đây là nhân tố quan trọng bên trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tích cực, mang lại lợi thế giúp cho bạn hoàn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu. Strengths là đặc điểm nổi bật chỉ có ở doanh nghiệp bạn, là lợi thế mà bạn đang chiếm ưu thế hơn so với đối thủ.
W – Weaknesses: Là những điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu cũng xuất phát từ bên trong doanh nghiệp.
O – Opportunities: Cơ hội là nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài có tác động tích cực tới quá trình phát triển của doanh nghiệp.
T – Threats: cũng là những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp, là những rào cản làm giảm năng suất và hiệu quả của dự án.
Lợi ích khi phân tích SWOT
- Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
- Xây dựng chiến lược truyền thông.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
- Đưa ra ý tưởng mới.
- Phát triển thế mạnh.
- Loại bỏ hoặc hạn chế điểm yếu
3. Đưa ra các chiến lược để đạt được mục tiêu
Trong lúc lên kế hoạch, hãy xem xét làm thế nào để tiếp cận và hướng tới mục tiêu đã đề ra. Các chiến lược ở đây bao gồm các phương thức truyền thông, thông điệp được truyền tải và các hoạt động khác liên quan đến việc đạt được mục tiêu của bạn. Các chiến lược này có thể phục vụ nhiều mục đích vì bạn có thể sẽ có nhiều chiến lược cho một mục tiêu và một số chiến lược có thể phục vụ một số mục tiêu.
4. Chiến thuật cho mọi chiến lược
Xem xét cách bạn sẽ sử dụng tài nguyên của mình như thế nào để thực hiện các chiến lược và hướng tới mục tiêu. Bạn có thể sẽ có một vài chiến thuật cho mỗi chiến lược.
Ví dụ về phạm vi chiến lược
Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng như:
– Tập trung vào nhiều nhu cầu của một số ít khách hàng như trường hợp của An Phước cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau (áo sơ mi, quần âu, ca-ra-vát, vali, giày…) cho các khách hàng doanh nhân, công sở có thu nhập cao.
– Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp.
Việc lựa chọn phạm vi phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
5. Lập kế hoạch hành động
Là một phần trong kế hoạch của bạn, bao gồm các hoạt động cụ thể theo chiến thuật được yêu cầu để thực hiện các chiến lược. Các hoạt động trong phần này của kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng.
6. Xác định các tài nguyên cần thiết
Xác định cần những gì để thực hiện các chiến thuật được vạch ra trong kế hoạch của bạn.
7. Xác định ngân sách
Hãy chắc chắn rằng kế hoạch PR thương hiệu của bạn nằm trong một khoản ngân sách cho phép. Bao gồm các chi phí, thời gian của nhân viên, vận chuyển, hình ảnh, vật liệu, v.v.
8. Tiếp tục nhiệm vụ với thời gian biểu và danh sách công việc
Tạo thời gian biểu và danh sách công việc sẽ giúp bạn theo dõi xem ai làm gì và khi nào. Bạn có thể chọn lập kế hoạch ngược từ thời hạn dự án của bạn hoặc chuyển tiếp từ ngày bắt đầu.
Kết luận
Với các bước ở trên bạn có thể tạo một kế hoạch xây dựng chiến lược PR thương hiệu cho doanh nghiệp của mình để giúp bạn đạt được mục tiêu tốt nhất. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch của mình để đáp ứng nhu cầu tại thời điểm đó.