Làm gì để “sinh tồn” trong ngành Digital Marketing

LÀM GÌ ĐỂ “SINH TỒN” TRONG NGÀNH DIGITAL MARKETING

Chắc hẳn bạn đọc rất nhiều các bài viết về việc thành công trong ngành như thế nào, kiếm 100tr/tháng trong Digital Marketing một tháng ra sao,… nhưng đối với nhiều người từ không biết gì thì câu hỏi đầu tiên cần đặt là việc “sinh tồn” trong ngành như thế nào.

Đối với một đứa “trầy da, tróc vảy” trong 4 năm cho mình để tiến tới mức thu nhập 40tr/tháng từ đủ thứ trong ngành marketing rất mong sẽ có một góc nhìn tích cực cho các bạn về ngành này.

Ngành Digital Marketing trong thời đại ngày nay rất rộng mở với tất cả mọi người khi các bạn học trái ngành hoàn toàn có thể kiếm được tiền từ ngành này dù không phải học chuyên ngành marketing. Tuy nhiên, để tiến tới mức thu nhập cao hơn và nhiều hơn cũng không phải chuyện đơn giản, việc bản thân bạn luôn phải cập nhật và làm mới bản thân liên tục với sự thay đổi đến chóng mặt của thế giới.

Ngành Digital Marketing

TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU, CHÚNG TA CẦN PHẢI BIẾT, TRONG DIGITAL MARKETING CÓ GÌ?

Với kiến thức mình thu nhặt được thì Digital Marketing được chia thành các mảng cơ bản sau:
Content: Cực kỳ rộng và đòi hỏi số lượng nhân sự rất lớn trong ngành, với sự đa dạng của các nền tảng. Các content cho website, bài viết social, content sáng tạo cho video trên tiktok, youtube,… Việc bạn kiếm được một công việc từ 8-10tr/tháng cho công việc này không có gì lạ.

Media: Đối với các bạn thực chiến, media dường như rất rộng mở với các phương tiện đang phát triển nhanh chóng để tiếp cận tới khách hàng mục tiêu. Nắm được các công cụ và chỉ số của từng nền tảng nhằm trả lời các câu hỏi như: giảm chi phí, tối ưu quảng cáo như thế nào,…

Design: Không thể thiếu các đội ngũ tạo các hình ảnh, video,.. nhằm thu hút khách hàng, Design dường như là một ngành cực HOT trong khoảng thời gian gần đây.

Account: Quản lý và phân phối dự án, đóng vai trò kết nối giữa các bộ phận supply và client giúp công việc triển khai trôi chảy. Đảm bảo các công việc đề ra được triển khai đạt tiến độ và ngân sách được phân bổ theo kế hoạch đề ra.

Plan: Lập kế hoạch chiến lược của dự án, đối với mình đây là mảng quan trọng nhất trước khi bắt đầu một dự án với cái nhìn tổng thể và đề xuất chiến lược trong một khoảng thời gian. Các planner cũng là người phân tích chi tiết các vấn đề và đề xuất kế hoạch và phương hướng giải quyết.

Research: Nghiên cứu thị trường dường như là một ngành rất tiềm năng cho những bạn thích phân tích số liệu và tìm hiểu gốc gác vấn đề. Research là một mắt xích quan trọng trong việc quyết định thành công của dự án khi giúp đo lường được hiệu quả cũng như giảm chi phí rủi ro.

Đối với góc nhìn và kiến thức của mình, Digital Marketing cơ bản có các mảng này. Mỗi mảng được chia làm rất nhiều vị trí khác nhau để mình có thể tham gia. Ví dụ như content thì có thể chia nhỏ ra bao gồm:

  • Content Marketing
  • SEO
  • Content Social
  • Content video
  • Content creative
  • Blog Marketing

Hay các vị trí của Research rất đa dạng như:

  • Product Research
  • Distribute Research
  • Sales Research
  • Customer & Market Research
  • Promotional Research

SAU KHI NẮM ĐƯỢC CÁC MẢNG VÀ VỊ TRÍ CỦA TỪNG MẢNG THÌ MÌNH LÀM GÌ?

Chỉ với một vài phân tích nêu trên đã cho thấy các công việc trong Digital Marketing cực kỳ rộng mở, việc để bạn kiếm được một chân trong ngành không phải là điều quá khó. Đến giai đoạn này, bạn sẽ có thể tự đưa ra mục tiêu cho bản thân và phân tích các vị trí nào mình có thể bắt đầu.

Mình lấy ví dụ như mình muốn chọn mảng content, bước bắt đầu của mình sẽ là content SEO, sau khi mình có thể thành thục được kỹ năng này mình sẽ có 2 lựa chọn trong content là: Đi sâu hơn trong ngành SEO và phát triển các kỹ năng liên quan đến SEO

Mở rộng các vị trí content khác như content social, content video,…

Hoặc, việc lựa chọn rất đa dạng như mình có thể muốn học về Content, Media, Plan thì sao? Tương tự như vậy, ví dụ mình có thể học về content social và tận dụng nó bổ trợ cho việc triển khai sang Media cho nền tảng Facebook Ads.

Với công việc này, bạn sẽ có góc nhìn của cả 2 mảng, giải quyết được các bài toán khi viết content tối ưu chạy quảng cáo ra sao, nắm được các chỉ số như thế nào… Sau đó tận dụng điều đó bạn có thể đề xuất được ngân sách, KPI cho từng chỉ số của từng dự án khác nhau, giúp bạn có góc nhìn của Planner.

Với những bạn kỹ tính hơn cho từng lựa chọn, thì việc tận dụng mô hình SWOT cho từng vị trí, công việc và khả năng của bản thân sẽ cực kỳ tối ưu.

BẮT ĐẦU TIẾN TRÌNH XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU THU NHẬP

“Đầu tiên là tiền đâu”

 

Khi đã kiếm được lựa chọn đúng mong muốn của mình, thì bước tiếp theo chính là xác định mức thu nhập bản thân cho từng vị trí mình mong muốn và làm cách nào để đạt được điều đó.

XÁC ĐỊNH MỨC THU NHẬP CỦA BẢN THÂN CHO TỪNG VỊ TRÍ

Đầu tiên khi muốn xác định được mức thu nhập của bản thân mình cho từng vị trí, bạn nên tham khảo mức lương trung bình cho các vị trí tuyển dụng của các công ty tại Việt Nam. Đối với các công việc về content, mức lương trung bình của bạn có thể là từ 8,6tr – 12,6tr/tháng (lấy từ số liệu của VietnamWorks – https://www.vietnamworks.com/muc-luong/Content-marketing-sk).

Mức lương tham khảo ngề content marketing

Mức lương này chỉ là cách để bạn tham khảo, kỹ càng hơn bạn có thể xin vô các hội nhóm tìm công việc để xác định được mức lương. Ví dụ như content marketing thì các vị trí mình để ý chỉ khoảng từ 6tr – 10tr/tháng.

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA MÌNH CHO TỪNG SẢN PHẨM MÌNH TẠO

Sau khi tìm được mức lương của vị trí mình mong muốn, hãy tìm hiểu giá trị của mình cho từng sản phẩm mình tạo. Với các bạn content muốn mở rộng thêm thu nhập, cần tìm hiểu được 2 vấn đề:

  • 1 bài viết của mình trên thị trường sẽ có khoảng giá bao nhiêu?
  • 1 bài viết của mình sẽ tạo ra giá trị cho các doanh nghiệp như thế nào?

Đoạn này mình có tham khảo từ anh Leo Minh, mình tóm tắt thành 2 câu hỏi này sẽ giúp bạn nhìn nhận được giá trị của bản thân cũng như tìm được các dự án phù hợp. Tuy nhiên để đạt được điều này bạn cần có các case study cụ thể của bản thân để show cho các nhà tuyển dụng. Đối với những bạn này mình thường gọi là “đi sâu”.

Với các bạn “đi rộng” như mình thì việc kết hợp nhiều kỹ năng để “show-off” cũng tương tự. Trả lời các câu hỏi:

  • Vị trí công việc mình là gì trong ngành với bộ kỹ năng mình sở hữu?
  • Sản phẩm mình tạo ra sẽ đóng góp được cho thị trường bao nhiêu tiền?
  • Giá trị của bản thân mình ở đâu khi tạo ra được những đóng góp đó?

Khi đó, việc mường tưởng ra mức thu nhập trong ngành Digital Marketing sẽ dễ dàng hơn nhiều giúp bạn.

Với những ai giỏi và tự tin hơn, việc tạo lập mục tiêu học từng mảng trong Digital Marketing để tự kinh doanh riêng hoàn toàn có thể. Như mình đã từng kiếm được 100tr trong 50 ngày khi kinh doanh sách chỉ với kỹ năng content social và social share trên nền tảng Facebook (Tất nhiên kết hợp các kỹ năng mềm khác trong cuộc sống). Bạn có thể tham khảo tại đây: https://matthewle47.com/kiem-100-trieu-trong-50-ngay/.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ?

Khi đã có một mục tiêu về vị trí, sự phát triển và mức thu nhập trong sự lựa chọn. Việc bắt tay vào hành động nhằm đạt được điều đó rất quan trọng. Trong lúc này, mình sẽ có 2 câu hỏi riêng cho bản thân là:

  • Mình sẽ học gì?
  • Học trong bao lâu?

Với rất nhiều bạn mình biết, dù đã có mục tiêu xác định ban đầu nhưng việc cứ bị lan man trong việc học ai, học đâu và lề mề theo thời gian sẽ khiến bạn bị thụt lùi. Đặt được dấu mốc và xác định được rõ con đường chính là điều cần thiết trong giai đoạn này. Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể ở bản thân mình. Với mục tiêu mình cần nắm được bộ kỹ năng kỹ năng SEO để phục vụ cho việc phát triển website của mình thì mình sẽ cần học về: nền tảng SEO cơ bản và SEO nâng cao.

Với nền tảng SEO cơ bản, mình cần sử dụng kỹ năng research để hệ thống lại, SEO cơ bản có gì và nơi nào uy tín để học. Với những bạn có điều kiện sẽ có thể tìm kiếm các khóa học trả phí để bắt đầu nhanh hơn nhưng nếu bạn không muốn bỏ tiền mà vẫn đạt hiệu quả thì cần làm nhiều công việc thủ công hơn chút trong việc hệ thống kiến thức. Bước tiếp theo là, liệt kê các kiến thức mình cần học ra, ví dụ:

  • Các quy tắc của Google
  • Cách viết chuẩn SEO
  • Các thuật ngữ trong SEO

Mình sẽ đặt khoảng thời gian trong 1 tuần để thành thục cơ bản hết hệ thống kiến thức này, ép bản thân phải hoàn thành, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu cứ để lề mề.

“Học phải đi đôi với hành”

Việc học lý thuyết suông không sẽ khiến bạn rất hay quên, nên mình áp dụng luôn cho website của mình trong việc tối ưu. Lý thuyết là một chuyện nhưng khi làm nó sẽ thấy rất nhiều điều sai lệch, việc bạn mày mò và tìm hiểu gốc gác của từng vấn đề sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và thành thục hơn trong việc bạn cần làm.

Khi đã có kết quả mình sẽ phân tích việc học SEO nâng cao có cần thiết cho bản thân mình không hay rẽ sang hướng khác. Quay về trở lại phần mục tiêu công việc và vị trí mình muốn đạt, xem nó có phục vụ đúng lợi ích mình không thì mình sẽ tiếp tục. Bởi việc học thêm sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng lại không đạt đúng được mục tiêu và vị trí ban đầu bạn xác định.

TẠO RA MÔI TRƯỜNG CHO BẢN THÂN VÀ NỀN TẢNG KIẾN THỨC

Đối với những bạn trái ngành như mình khi bước vào kiếm công việc trong Marketing, sẽ thiệt thòi hơn rất nhiều các bạn đi từ chuyên ngành ra chính là thiếu môi trường và nền tảng cơ bản để phát triển. Việc tạo ra được môi trường và xây dựng được nền tảng kiến thức Marketing cho bản thân và đưa bản thân theo dòng chảy chính là điều kiện để bạn phát triển được công việc theo ý mình mong muốn. Trong việc này, mình sẽ có 2 việc mình cần làm chính là:

Học và Đọc.

Quá trình học và đọc, mình sẽ phân thành 2 dạng học miễn phí và học trả phí, xác định những khóa học nào cần thiết để tạo ra môi trường marketing cho mình.

HỌC MIỄN PHÍ

Bằng cách tham gia các khóa học miễn phí trên mạng và lọc những khóa học tốt nhất, mình thường học trên Brand VietNam, KTcity,…

Có rất nhiều khóa học miễn phí chất lượng ở đây. Đối với những bạn theo dõi về SEO thì GTV, Seongon sẽ là những kênh bổ ích.

Nếu bạn cần chứng chỉ để tô điểm cho CV thì 1 vài nền tảng sau đây sẽ giúp bạn hoàn toàn miễn phí.

  • https://www.facebook.com/business/learn (Khóa của FB)
  • https://opportunity.linkedin.com/ (Khóa của Linkedin)
  • https://skillshop.exceedlms.com/ (Khóa của GG)
  • https://www.coursera.org/

Follow những người có kinh nghiệm trong ngành Digital Marketing:

  • Leo Minh: Mình học được rất nhiều từ anh về việc tìm hiểu giá trị của việc viết content – https://www.facebook.com/MinhLeATP
  • Trà Bô: Các bài chia sẻ về Ecommerce của anh thực sự chất lượng đối với những ai bắt đầu muốn tìm hiểu về sàn thương mại điện tử – https://www.facebook.com/vuminhtra1986
  • Phùng Thái Học: Chủ group tâm sự con sen với những bài chia sẻ và phân tích sâu về ngành content – https://www.facebook.com/phungthaihoc
  • Lê Anh Tuấn: CEO của A1Digihub, anh hay chia sẻ về nhiều góc nhìn sâu sắc trong ngành Marketing Online – https://www.facebook.com/anhlebksp
  • Duy Muối: Mình mới biết anh gần đây khi chia sẻ các livestream về nền tảng tiktok cực kỳ chất lượng – https://www.facebook.com/duymuoi
  • Bui Quang Tinh Tu: Chắc anh nổi tiếng khỏi nói, Founder của UAN và cực kỳ nhiều sự đổi mới và chia sẻ về Digital Marketing – https://www.facebook.com/buiquangtinhtu
  • Chu Chu: Đối với ai trong giới media thì chắc hẳn không ai không biết anh, các video youtube và livestream cũng anh cực kỳ chất lượng để theo dõi – https://www.facebook.com/chuverified

Các cuốn sách hay để đọc:

  • Content hay nói thay nước bọt
  • Content bạc tỷ
  • Các cuốn sách của Gam 7
  • Digital Marketing – Từ chiến lược tới thực thi
  • Quảng cáo không nói láo
  • Marketing giỏi phải kiếm được tiền
  • Tiếp thị 4.0

Các trang web hay để đọc:

  • https://www.brandsvietnam.com/ (Thế giới marketing Việt Nam ở đây chứ đâu, rất nhiều bài viết chia sẻ giá trị mình học được trong này)
  • https://advertisingvietnam.com/ (Rất nhiều bài viết giá trị về mảng marketing lẫn kinh doanh)
  • https://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac/ (Website này một phần hướng về micro moments, một phần về các chủ đề về các sản phẩm của Google như Youtube, Adwords, GDN, DoubleClick.)
  • https://gtvseo.com/ (Web cung cấp thông tin về SEO, đầy đủ thông tin và tài liệu)
  • https://totrongnhan.com/ (Nếu ai thích và tìm hiểu về sàn thương mại điện tử và nghề Planner Ecom chắc không thể bỏ qua)
  • https://tuhoccontent.com/ (Trang web tự học content cực hay và chất, mà dạo này thấy chị chủ ít cập nhật thêm bài)

HỌC TRẢ PHÍ

Học trả phí: Với các khóa học trả phí, mình sẽ giới thiệu một vài khóa học cực kỳ bổ ích cho bạn
https://www.brandcamp.asia/ – Thực sự mình rất thích các khóa học trong này với nhiều chia sẻ hay và cực kỳ chất lượng.

  • Foundation of Digital Marketing: Khóa học vỡ lòng cho ai muốn bắt đầu về Digital Marketing của thầy Thuận
  • Quy trình Khám phá Insight 3-D: Ai muốn hiểu sâu về cách tìm insight của khách hàng chắc chắn đây là nơi không thể thiếu, khóa học của chị Thái Thùy Anh
  • Pathway to Strategic Communication Planning: Con đường Chiến lược Truyền thông – Đi để Đến: Cái tên hơi dài nhưng đảm bảo bạn học không phí đâu, khóa của chị Zennie Trang Nguyen nếu bạn muốn phát triển tư duy sâu và rộng trong planning.
  • Brand Marketing Plan: Cách xây dựng kế hoạch truyền thông từ A-Z của anh Nguyễn Quang Hiệp
  • Digital Performance Marketing: Tối ưu để tăng trưởng: Khóa học của thầy Trần Quốc Kỳ cho những ai muốn tìm hiểu về performance và cách xây dựng kế hoạch và ngân sách

 

  • https://kt.city/ – Một trang web khóa học chuyên về các nền tảng thực chiến
  • Phùng Thái Học: Khóa học viết quảng cáo – nghệ thuật của tư duy và ngôn từ: Các bài chia sẻ rất hay về content được anh Học thể hiện trong khóa
  • Donnie Chu: Khóa học Tối ưu quảng cáo chuyển đổi online – Web Conversion Optimization (WCO) – Kỹ thuật chạy & tối ưu quảng cáo chuyển đổi: Ai thích học về tối ưu chuyển đổi Facebook có thể đây là một khóa tham khảo hay khi bắt đầu
  • Dũng Phạm: Các khóa học về SEM: Mình rất thích học về Google Ads của anh

 

https://gtvseo.com/ – Khóa học SEO cực hay, góc nhìn SEO của mình được mở rộng, cách lên và tối ưu từ khóa như thế nào.

Một vài khóa học ngoài lề khác mình đã học của:

  • Thầy Phạm Đăng Định: Mình học để biết sâu thêm về SEM, cách tối ưu GG ads giá rẻ
  • Thầy Lê Móp: Khóa học 1line tinh gọn, tối ưu quy trình của doanh nghiệp

Ngoài ra còn rất nhiều các trang youtube khác để bạn bắt đầu và triển khai kế hoạch để phát triển sự nghiệp trong ngành Digital Marketing và tạo được môi trường chuẩn cho mình.

MỘT SỐ CHIA SẺ CỦA BẢN THÂN

1. Sau một bài dài về việc phân tích thì mình sẽ quay ngược lại case study lấy từ bản thân mình, hiện mình đang là Marketing Manager Part-time cho 2 công ty SME và nắm các dự án ngoài khác để tăng thêm thu nhập.

2. Các dự án nhỏ khác mình đứng ở vị trí rất flexible từ vị trí Media, Planner, Content để kiếm thêm cũng như tăng trải nghiệm về ngành.

3. Công việc không hề màu hồng, mình phải chuẩn bị rất nhiều các kỹ năng mềm khác như kỹ năng quản lý thời gian, hợp tác,.. kết hợp việc phải tạo mối quan hệ và giữ gìn mối khách hàng để kiếm thêm dự án.

4. Digital Marketing thực sự rất rộng và nhiều, ngày hôm nay đã khác và ngày mai đã khác. Mọi thứ thay đổi nhanh đến chóng mặt nếu bạn không biết cách thích nghi và chọn được vị trí mình mong muốn.

Trên đây là chia sẻ nhỏ của mình về cách phát triển trong ngành, rất mong giúp ích cho các bạn phần nào đó trong việc chọn việc và tăng thu nhập cho bản thân.

Nguồn: Sưu tầm
Rate this post
Chat Facebook