SEO Onpage là gì? Kiến thức về SEO Onpage 2024

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage chính là việc tối ưu trên website của bạn, trên từng trang, bài viết. Việc này nhằm mục đích chính là để đưa website này đứng ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

SEO Onpage là gì
SEO Onpage là gì

SEO Onpage cần phải làm những công việc gì?

Tối ưu thẻ tiêu đề(Title) và thẻ Meta description

Title: Đây là dòng đầu tiên được hiện lên trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó đánh giá phần lớn việc từ khóa có lên top hay không. Vì vậy trong title cần thỏa yêu cầu là phải chứa từ khóa và không được dài quá 60 kí tự.

Thẻ Meta Description: Đây được hiểu là dòng mô tả nội dung chính, vấn đề chính của bài viết, chúng là phần khơi gợi hứng thú, kích thích người đọc click vào đọc bài viết. Trong phần này bạn cũng cần đặt từ khóa trọng tâm vào nhằm để giúp boot tìm kiếm của Google nhanh hơn.

Tối ưu thẻ Heading

Đây được xem như là bố cục của bài viết. Phân chia cụ thể thành các heading từ 1 đến 6. Nên ưu tiên các từ khóa cần SEO xuất hiện trên các Heading để giúp quá trình index nội dung cuả Google diễn ra nhanh chóng hơn.

Tối ưu thẻ ALT

Rất nhiều người bỏ qua việc tối ưu Alt. Những nội dung bạn ghi trong Alt không được người dùng đọc, mà chúng được chính những boot của Google đọc. Việc tối ưu ở Alt nhằm giúp cho bài viết của bạn có thể tìm kiếm bằng hình ảnh, cũng như tăng mức độ liên quan mật thiết của hình ảnh với bài viết của bạn. Khi tối ưu Alt thì bạn có thể mô tả nội dung của hình ảnh đó hay cách tốt nhất chính là những mô tả có liên quan và chứa từ khóa giúp tăng hiệu quả SEO hơn.

Đọc thêm: Tìm hiểu thẻ ALT là gì? Tác dụng trong SEO

Tối ưu thẻ Bold – Những từ, đoạn in đậm

Trong bài viết, bạn có thể in đậm những nội dung quan trọng, những điều mà bạn muốn nhấn mạnh trong bài viết để người đọc có thể dễ dàng tiếp thu những thông tin đó hơn.

Tối ưu Internal link

Bạn cần xây dựng cấu trúc liên kết trang tốt, cần liên kết các bài viết có liên quan lại với nhau nhằm giúp người dùng có thể đọc nhiều bài viết hơn, kéo dài thời gian trải nghiệm trang web đối với người dùng , qua đó sẽ được Google đánh giá cao về chất lượng.

Tìm hiểu: Internal link

Tối ưu nội dung bài viết của bạn

Phần nội dung được đánh giá là quan trọng nhất trong SEO bởi “ Content is King”.  Vì bài viết cần cung cấp những thông tin tốt, có ích cho người đọc. Các bài viết không được trùng lặp, copy từ những bài viết khác, được viết với những từ ngữ dễ đọc, dễ hiểu có giá trị cho người đọc.

Website của bạn đảm bảo Mobile-friendly – Tương thích với thiết bị di động

Mobile-friendly là Tương thích với mọi loại thiết bị di dộng. Khi xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng gia tăng, Google bắt đầu ưu tiên trải nghiệm người dùng trên điện thoại. Và việc thiết kế phiên bản website thân thiện với thiết bị di động đã trở thành một yếu tố xếp hạng.

Nếu bạn có xây dựng trang web ở phiên bản di động hoặc sử dụng responsive theme, thì xin chúc mừng. Bạn đã đi đúng hướng rồi đấy!

Nhất là nếu bạn đang thực hiện các phương pháp Onpage SEO tôi đề cập ở trên, bạn sẽ dần dần tối ưu hóa website của bạn trên thiết bị di động. Đặc biệt là tốc độ tải trang.

Cải thiện tốc độ tải trang

Trong sứ mệnh làm cho Internet trở nên thân thiện hơn với người dùng, Google đã đưa tốc độ tải trang web vào một trong các yếu tố trong thuật toán để xếp hạng website.

Bạn có thể sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights cung cấp bởi Google. Và làm theo những đề xuất để cải thiện tốc độ tải trang của website như:

Sử dụng phần mềm nén file như Gzip để giảm kích thước các file CSS, HTML, JavaScript có dung lượng > 150 byte.

Đối với file hình ảnh, nên sử dụng phần mềm Photoshop chuyên dụng để không làm vỡ hình và ảnh hưởng chất lượng.

Tối ưu code (bỏ khoảng cách, dấu phẩy, ký tự thừa, code thừa) để giảm thiểu CSS, JavaScript, HTML và tăng tốc độ tải trang lên.

Hạn chế redirect vì mỗi lần trang redirect, người dùng phải chờ một khoảng thời gian phản hồi.

Thử tưởng tượng nếu bạn redirect 3 lần từ A → B → C thì mỗi lần redirect như vậy trang sẽ tải chậm hơn. Thay vì vậy, hãy redirect thẳng từ A → C để rút ngắn thời gian người dùng chờ nhé!

Tối ưu hình ảnh bằng cách giảm thiểu dung lượng hình, sử dụng đúng định dạng (ví dụ graphic dưới 16 màu nên dùng PNG trong khi hình ảnh thường là JPEG).

301 Redirect

Nếu bạn muốn rút ngắn URL vì nó quá dài, bạn có thể dùng 301 redirect các URL cũ sang URL mới để tránh tình trạng không tìm thấy trang(trang 404).

Tuy nhiên, nếu URL của bạn dài nhưng bài viết của bạn đã lên top cao (từ top 3 trở lên) thì tôi khuyên không nên đụng vào URL quá nhiều.

Vì khi bạn thay đổi URL, website sẽ ảnh hưởng bởi mặt cấu trúc, khiến Google bối rối.

Do đó hãy hết sức cẩn thận khi đổi URL cho những bài viết cũ.

Chuyển hướng trang khi bị lỗi 404

404 là khi độc giả thấy trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm mà nhấp vào link đó không còn tồn tại nữa.

Cài Https – Chứng chỉ bảo mật website

Vào 2014, thống báo chính thức của Google đã công bố Https như một tín hiệu SEO trong SEO onpage.

Kết luận

Trên đây là tất cả những kiến thức về SEO Onpage mà Website Giá Tốt đã tổng hợp từ những kinh nghiệm khi làm SEO. Hi vọng cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích

Nguồn: Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)
Chat Facebook